Những Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Đức

Đức vốn nổi tiếng là nước có văn hóa giao tiếp văn minh, ứng xử lịch thiệp nhất trên thế giới. Những con người ở đây rất chú trọng cách giao tiếp của mình. Văn hóa giao tiếp của người Đức như một thước đo để đánh giá về chuẩn mực của một cá nhân hay cả một tập thể. Hãy cùng nhau tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của người đức trong bài viết dưới đây của ANA Immigration nhé.

Văn hóa chào hỏi ở Đức

Điều đầu tiên bạn cần làm để bắt chuyện với một ai đó chính là chào hỏi. Và đây cũng là cách để lại ấn tượng của bạn đối với người khác. Tuy nhiên, nếu bạn phạm phải những sai lầm không đáng có hay những kiêng kỵ trong giao tiếp ở Đức, thì khả năng cao bạn sẽ gây ác cảm với họ đấy. Trong văn hóa giao tiếp của người Đức, họ thường chào hỏi một ai đó khi họ nhìn thấy mình. Dù cho chỉ mới quen biết thì người Đức vẫn luôn chào hỏi một cách thân mật. Còn trong những cuộc hẹn, người đến sau sẽ phải chào người đến trước, đó được xem như phép lịch sự tối thiểu của người dân nơi đây. Trong công việc, kinh doanh, việc chào hỏi sẽ được phân dựa theo cấp bậc, vị trí của đối phương. Thông thường, những ai có vị trí thấp hơn sẽ phải chào hỏi người cao hơn, điều này thể hiện sự tôn trọng. Tuy nhiên, khi bắt tay không được nắm quá chặt hoặc quá lâu, bạn nên bắt nhẹ nhàng trong thời gian ngắn.

Văn hóa chào hỏi ở Đức

Cách xưng hô của người Đức

Sau việc chào hỏi, thì xưng hô đúng cách cũng sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với người dân địa phương nơi đây. Tuy nhiên, ở đây việc xưng hô rất được coi trọng và để biết cách xưng hô cho đúng, thì còn phụ thuộc vào chức vụ hoặc độ tuổi của 2 bên. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với người đó.

Đặc biệt đối với những người có chức vụ, có sức ảnh hưởng thì bạn cần chú ý đến việc xưng hô. Nếu người đó là người có học thức ca như tiến sĩ, khi nói chuyện bạn cần kèm theo học vị của người đó. Ví dụ: Tiến sĩ, giáo sư, bá tước,… cùng tên của người đó.

Trong trường hợp nếu là người quý tộc, có học thức cao, thì bạn phải gọi đầy đủ là: Thưa tiến sĩ bá tước, thưa giáo sư tiến sĩ,… Bạn sẽ nhận được ánh mắt thiện cảm của mọi người sống ở đây khi bạn xưng hô đúng.

văn hóa giao tiếp ở Đức

Cách xưng hô thể hiện sự tôn trọng người khác ở Đức

Luôn sử dụng lời khen

Một điểm đặc biệt ở Đức là người ta rất xem trọng lời khen của người khác. Thế nhưng, bạn nên sử dụng lời khen một cách từ tốn, khéo léo và tế nhị để nhận được thiện cảm từ họ. Lời khen nên xoay quanh các chủ đề về công việc, thái độ, tính cách. Hạn chế nhắc tới những vấn đề tế nhị của đối phương như: Trang phục, ngoại hình, chiều cao, độ tuổi,… Bởi vì đây là những điều kiêng kỵ trong văn hóa giao tiếp của người Đức.

văn hóa giao tiếp ở Đức

Người Đức dùng lời khen như một cách khéo léo trong giao tiếp

Sử dụng danh thiếp

Khi bạn đến Đức, bạn sẽ thấy những người dân nơi đây sử dụng danh danh thiếp vô cùng phổ biến. Và đây cũng là nét đẹp trong văn hóa Đức, khi muốn kết bạn, giao lưu, tìm hiểu, làm quen với mọi người. Tuy nhiên, việc trao danh thiếp cho ai đó, cũng cần làm theo những quy chuẩn nhất định. Ví dụ như trong một nhóm người, bạn cần trao danh thiếp cho những người có vị trí, cấp bậc từ cao nhất xuống thấp nhất.

Trong trường hợp bạn không biết rõ cấp bậc, thì bạn có thể trao danh thiếp bắt đầu từ người gần bạn nhất. Một điểm đặc biệt cần lưu ý là khi nhận danh thiếp của một ai đó, bạn nên lướt qua các thông tin, trước khi cất nó vào túi. Bởi đây cũng là việc làm thể hiện phép lịch sự, thái độ tôn trọng đối với người đã trao danh thiếp cho bạn.

Văn hóa giao tiếp của người Đức

Xem danh thiếp của người khác trước khi cất đi

Văn hóa khi đi xe

Văn hóa đi xe ở Đức cũng mang những đặc điểm rất thú vị. Bạn nên ngồi ngang hàng với người mời bạn đi xe ô tô riêng của họ, không nên ngồi phía sau xe.

Còn khi bạn đi taxi, hàng ghế đằng sau thường dành cho các vị khách đặc biệt. Nếu bạn là người trả tiền, thì nên ngồi ghế ngang hàng với tài xế taxi. Hoặc có thể ngồi vị trí ghế đằng sau lưng tài xế.

Văn hóa giao tiếp của người Đức

Văn hóa giao tiếp khi đi xe

Văn hóa khi đi dự tiệc ở Đức

Một điều quan trọng bạn cần biết khi đi dự tiệc ở Đức, đó là người dân ở đây rất coi trọng thời gian và họ luôn đi đúng giờ. Vì thế bạn không được đi muộn, mà nên đi nơi sớm hơn 5 đến 10 phút để ổn định chỗ ngồi. Hãy ngồi đúng chỗ mà mình được sắp xếp khi chủ nhà mời xuống ghế dự tiệc. Trong thời gian buổi tiệc diễn ra, khi chủ nhà chưa lên tiếng mời bạn dùng bữa, thì bạn không nên tự ý dùng trước. Điều đó vô cùng bất lịch sử và gây mất thiện cảm đối với người khác. Ngoài ra, khi ăn bạn không nên chống khuỷu tay lên bàn. Và sau khi kết thúc bữa tiệc, hãy gửi lời cảm ơn tới chủ nhân bữa tiệc vì đã mời bạn đến tham gia nhé.

Văn hóa giao tiếp ở Đức

Văn hóa khi đi dự tiệc

Giao tiếp qua điện thoại

Khi gọi điện thoại, bạn nên giới thiệu bản thân, đây cũng là một nét văn hóa giao tiếp của người Đức. Nếu bạn là người chủ động gọi, bạn nên xưng rõ tên, giới thiệu về bản thân trước khi đi vào vấn đề muốn nói. Còn nếu bạn là người nhận điện thoại, hãy xưng tên khi nhấc máy trả lời. 

Văn hóa giao tiếp ở Đức

Văn hóa khi nghe điện thoại

Bài viết trên đây của ANA Immigration đã chia sẻ với các bạn những nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Đức. Hãy ghi nhớ những điều đã được đề cập trong bài viết để tránh phạm phải những điều cấm kỵ của người dân nơi đây nhé.