Những Điều Cần Biết Khi Thành Lập Công Ty Tại Mỹ
Bước đầu bao gồm những thông tin căn bản, thủ tục, giấy tờ, quy trình khi đăng ký thành lập công ty tại Mỹ.
Những loại hình công ty thành lập tại mỹ?
- Công ty cổ phần: cần phải đăng ký thành lập công ty
Ưu điểm: Bảo vệ cổ đông tránh khỏi trách nhiệm cá nhân
Khuyết điểm: Đóng thuế hai lần bao gồm thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Cần đăng ký thành lập công ty
Ưu điểm: Bảo vệ tài sản cá nhân, thủ tục và đóng thuế nhanh chóng, đơn giản. Lợi nhuận công ty sẽ đưa vào thu nhập cá nhân và đóng thuế hàng năm.
- Công ty liên doanh: không cần phải đăng ký kinh doanh.
Ưu điểm: thủ tục đơn giản, chỉ cần ký hợp đồng hợp tác giữa các thành viên và đăng ký tên tại chính quyền địa phương cấp quận.
Nhược điểm: Các thành viên phải chịu trách nhiệm cá nhân về tất cả các vấn đề của công ty.
- Hộ cá thể: không cần đăng ký thành lập công ty
Ưu điểm: thủ tục đơn giản vì chỉ cần đăng ký tên với chính quyền địa phương cấp quận (county)
Nhược điểm: Không bảo vệ trách nhiệm cá nhân, nếu bị kiện tụng sẽ ảnh hưởng đến tài sản cá nhân.
Những lưu ý khi thành lập công ty tại Mỹ
Tìm và lựa chọn về hình thức kinh doanh cùng tiểu bang bạn muốn đăng ký kinh doanh.
Tại Mỹ có 50 tiểu bang và mỗi tiểu bang lại có những quy định, luật lệ, yêu cầu, đãi ngộ khác nhau. Vì vậy mà bạn cần xác định tiểu bang nào phù hợp với mục đích kinh doanh của mình.
Xác định loại hình kinh doanh là bước chuẩn bị tiếp theo. Loại hình kinh doanh liên quan đến vốn, thủ tục và giấy tờ cần đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Tìm đến một đại lý đại diện
Đại lý địa diện là đối tượng có thể thay doanh nghiệp nhận các giấy tờ và văn bản pháp lý. Bao gồm những những thông báo gia hạn từ tiểu bang và các giấy tờ liên quan đến kiện cáo.
Các đại lý đại diện phải có địa chỉ xác thực và nằm ở tiểu bang nơi công ty đăng ký thành lập.
Bạn có thể tìm thấy đại lý đại diện tại công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty.
Lưu ý: Không được dùng địa chỉ của địa lý đại diện như địa chỉ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Hiểu về mã số thuế công ty tại Mỹ
Công ty phải được xách định bởi Cục Doanh thu nội địa – IRS (the Internal Revenue Service). Bằng cách thông qua mã số xác minh EIN (employer Identification Number) của chủ doanh nghiệp. Mã số khai thuế cá nhân được dùng cho những cá nhân phải đóng thuế tại Mỹ nhưng không đủ điều kiện cho một mã số an ninh xã hội. Chủ doanh nghiệp phải nộp đơn đăng ký xin cấp mã số khai thuế cá nhân (ITIN) theo mẫu đơn W-7.
Lưu ý mã số thuế công ty EIN là rất quan trọng, đó là điều kiện cần để công ty nộp hồ sơ mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ.
Những yêu cầu khi thành lập một công ty tại Mỹ
Khi công ty đã thành lập thì các nhà đầu tư phải nộp báo cáo của công ty hằng năm. Bộ hồ sơ chủ yếu cập nhập địa chỉ công ty và đại lý đại diện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần phải tổ chức cuộc họp hằng năm và ghi lại biên bản cuộc họp đó. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cần phải tuân thủ trình tự và yêu cầu về giấy tờ.
Những yêu cầu khi thành lập doanh nghiệp tại Mỹ
- Về chủ thể thành lập doanh nghiệp: Với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn thì trong thành phần thành viên công ty phải có ít nhất 1 thành viên là công dân Mỹ hoặc là người thường trú hay các đại diện được phép cư trú và làm việc hợp pháp tại đây. Công dân đó phải cư trú tại tiểu bang, nơi đặt trụ sở chính.
- Về tên doanh nghiệp: Không được trùng với các doanh nghiệp khác để không vi phạm tên thương nghiệp và thương hiệu. Vì thế bạn nên chuẩn bị ít nhất 3 tên doanh nghiệp. Bạn có thể tra cứu thông qua thủ tục name search và đăng ký Business name registration
- Về thông tin doanh nghiệp: chủ sở hữu phải điền đầy đủ giấy tờ thành lập công ty để xác định tên công ty; tên và địa chỉ đăng ký, tổng số và mệnh giá cổ phiếu công ty được phép phát hàng; tên và địa chỉ thư tín công ty.
Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hoa Kỳ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy tờ thành lập công ty tại Việt Nam nếu có
- Giấy tờ cá nhân hợp pháp
- Điều lệ, điều hành, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép kinh doanh
- Các loại giấy tời chứng minh hoạt động kinh doanh.
- Mẫu phiếu điền đầy đủ thông tin vào đơn xin thành lập doanh nghiệp để xác nhận thông tin doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.
- Lệ phí đăng ký theo quy định.
Về cơ quan đăng ký doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào mỗi tiểu bang mà cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp khác nhau. Có thể là Sở thương mại hoặc Sở ngoại giao hoặc Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế,….
Hình thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền
- Nộp qua cổng thông tin điện tử.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, kết quả sẽ được trả về sau 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh từ chủ doanh nghiệp.
Các thủ tục cần làm sau khi được cấp phép thành lập công ty
- xin giấy phép kinh doanh với những ngành nghề được cho phép.
- Mở tài khoản ngân hàng
- Nôp thuế theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ.
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết nhất mà bạn nên biết khi muốn thành lập công ty tại Mỹ.