Lãnh sự quán là gì? Nhiệm vụ, khác biệt với Đại sứ quán?

Lãnh sự quán là một cơ quan hay được nhắc đến khi làm visa. Tuy nhiên đó chỉ là một phần trong nhiệm vụ của lãnh sự quán. Vậy lãnh sự quán là gì, đảm nhiệm những nhiệm vụ nào? Hãy cùng ANA Immigration tìm hiểu nhé!

Lãnh sự quán là gì? Tổng lãnh sự quán là gì?

Lãnh sự quán chỉ là cách gọi tắt mà chúng ta thường nói trong đời sống hằng ngày. Lãnh sự quán có tên gọi đầy đủ là Tổng lãnh sự quán. Tổng Lãnh sự quán là gì? Là một cơ quan ngoại giao của một nước, lãnh sự quán được đặt ở thành phố của một nước khác và phụ trách một vùng nào đó.

Ví dụ các Tổng Lãnh Sự Quán của các nước đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phụ trách 30 tỉnh, thành phía Nam, tính từ miền Trung vào, số lượng và phạm vi sẽ có thay đổi tùy theo nước.

Lãnh sự quán là gì?

Lãnh sự quán là gì? Tổng lãnh sự quán là gì?

Cơ quan này được thiết lập sau khi Đại Sứ Quán thành lập. Tổng lãnh sự quán được lập khi đại sứ quán quá tải khối lượng công việc. Lãnh sự quán sẽ tiếp nhận công việc từ đại sứ quán và phụ trách công việc một vùng cụ thể nào đó.

Tuy nhiên lãnh sự quán không báo cáo công việc cho đại sứ quán mà báo cáo cho Bộ Ngoại giao. Lãnh sự quán là nơi Tổng Lãnh sự và các nhân viên ngoại giao làm việc. 

Theo định nghĩa Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963 thì lãnh sự quán là một trong những cơ quan lãnh sự. “Cơ quan lãnh sự” là Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán.

Lãnh sự quán tiếng Anh là gì? Lãnh sự quán trong tiếng Anh là Consulate.

Nhiệm vụ của Lãnh sự quán là gì?

Bảo vệ tại Nước tiếp nhận những quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân Nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép;

Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá, khoa học giữa Nước cử và Nước tiếp nhận, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phù hợp với các quy định của Công ước này;

Bằng mọi biện pháp hợp pháp, tìm hiểu tình hình và diễn biến đời sống thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học của Nước tiếp nhận, báo cáo tình hình về Chính phủ Nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm;

Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân Nước cử và cấp thị thực (visa) hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử;

 Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử;

Tổng lãnh sự quán hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên, thực hiện những chức năng tương tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính với điều kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận;

Tổng lãnh sự quán bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật, quy định của Nước tiếp nhận;

Trong phạm vi luật và quy định của Nước tiếp nhận, Tổng lãnh sự quán bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử, đặc biệt là trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này;

Lãnh sự quán là gì?

Nhiệm vụ của lãnh sự quán là gì?

Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở Nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cũ trước toà án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ;

Chuyển giao các tài liệu tư pháp và không tư pháp, hoặc thực hiện các uỷ thác tư pháp hoặc uỷ thác lấy lời khai cho các tòa án ở Nước cử phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành, hoặc nếu không có những điều ước quốc tế như vậy thì theo bất cứ cách nào khác phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;

Tổng lãnh sự quán thực hiện quyền giám sát và thanh tra mà luật và quy định của Nước cử cho phép, đối với tàu thuỷ có quốc tịch Nước cử, tàu bay đăng ký ở Nước này, thuyền bộ và tổ bay;

Giúp đỡ tàu thuỷ và tàu bay, giúp các thành viên của thuyền bộ và tổ bay trên các tàu thuỷ và tàu bay đó, nhận lời khai về hành trình của tàu, kiểm tra, đóng dấu giấy tờ của tàu và không ảnh hưởng đến quyền hạn của nhà chức trách Nước tiếp nhận, tiến hành điều tra sự kiện xảy ra trong hành trình của tàu, giải quyết các tranh chấp dưới bất cứ dạng nào giữa thuyền trưởng, các sĩ quan và thuỷ thủ trong phạm vi cho phép của luật và các quy định của Nước cử;

Đại sứ quán và Lãnh sự quán khác nhau như thế nào?

Đại sứ quán lãnh sự quán là gì? Lãnh sự quán và đại sứ quán có đều là những cơ quan ngoại giao, tuy nhiên hai cơ quan này có những điểm khác biệt như sau:

Định nghĩa:

Đại Sứ Quán: là cơ quan đại diện ngoại giao một quốc gia và được đóng tại thủ đô một quốc gia khác, Đại sứ quán chỉ được thành lập khi mà hai nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý cùng thiết lập ra cơ quan ngoại giao.

Lãnh sự quán: là cơ quan đại diện ngoại giao của nhà nước tại thành phố ở nước ngoài, phụ trách một vùng cụ thể nào đó.

Mục đích thành lập 

Đại sứ quán: là cơ quan được thiết lập khi hai nước có quan hệ ngoại giao cùng nhau và đồng ý thiết lập nên cơ quan ngoại giao.

Lãnh sự quán: thiết lập sau khi Đại Sứ Quán thành lập, cơ quan này được thiết lập khi mà quan hệ ngoại giao của hai nước đã đạt đến một mức độ nào đó và cần thiết phải có một Tổng Lãnh Sự Quán.

Vị trí

Đại Sứ Quán: phải được đặt tại thủ đô các nước, vì vậy nên tất cả đại sứ quán các quốc gia khác đều đặt tại Hà Nội.

Lãnh sứ quán: Tổng Lãnh Sự quán được đặt ở những thành phố lớn. Ở Việt Nam thì tất cả các Tổng Lãnh Sự Quán của các nước đều đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, một vài quốc gia sẽ có thêm Tổng Lãnh Sự Quán ở Đà Nẵng.

Lãnh sự quán là gì?

Lãnh sự quán là gì? Đại sứ quán là gì? Có gì khác biệt

Người đứng đầu

Đại sứ quán: Người đứng đầu là Đại Sứ, tiếp theo đó là: Tham tán, Bí thư, Tùy viên,…

Lãnh sự quán: Người đứng đầu Tổng lãnh sự quán là Tổng Lãnh Sự, tiếp theo đó là Phó Tổng Lãnh Sự, Lãnh Sự rồi đến Phó Lãnh Sự, Tùy viên,…

Nhiệm vụ và quyền hạn

Đại sứ quán: Đại sứ không chỉ là người đứng đầu Đại sứ quán mà còn có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các lĩnh vực gồm: kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự, thị thực (visa)… Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền có quyền hạn thay mặt chính phủ nước đó truyền đạt những ý kiến quan trọng. Đại sứ chịu trách nhiệm phải báo cáo lên Bộ Ngoại Giao nước sở tại.

Lãnh sự quán: Cấp trên của Tổng Lãnh Sự là Bộ Trưởng Ngoại Giao. Tổng lãnh sự quán chịu trách nhiệm trong vùng mình quản lý. Phạm vi hoạt động của Tổng lãnh sự quán hẹp hơn Đại sứ quán, chủ yếu là kinh tế và visa. Tổng Lãnh Sự Quán báo cáo lên Bộ Ngoại Giao mà không báo cáo lên Đại Sứ Quán, cả hai cơ quan này hoạt động độc lập với nhau.

Thông quan bài viết trên, ANA Immigration đã cung cấp cho bạn định nghĩa và chức năng cụ thể của lãnh sự quán, khác biệt giữa lãnh sự quán và đại sứ quán. Hi vọng bạn đã tìm thấy những thông tin hữu ích và có câu trả lời cho câu hỏi lãnh sự quán là gì.