Citizenship Là Gì Và Những Mối Liên Hệ Xung Quanh
Citizenship là gì? Đó là một trong những thuật ngữ rất được quan tâm trong giới trí thức và giới trẻ. Không phải ai cũng hiểu đúng về thuật ngữ này. Hãy cùng ANA Immigration tìm hiểu về Citizenship trong nội dung bài viết sau.
Citizenship là gì và những mối liên hệ xung quanh thuật ngữ
Khái niệm citizenship là gì?
Citizenship là gì? “Citizenship” là một thuật ngữ (tiếng Anh) có nghĩa là quyền công dân, tư cách công dân.
Ngoài “citizenship” thì “civil rights” hay “franchise” cũng đồng nghĩa và đều là từ dùng để chỉ tư cách công dân, tuy nhiên mức độ phổ biến hẹp hơn.
Định nghĩa chung về quyền công dân (tư cách công dân)
Là một mối quan hệ pháp lý giữa 1 Nhà nước và 1 công dân (cá nhân). Tư cách công dân đồng thời mang đến cho 1 người những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Điều này có nghĩa là khi một người gắn liền với tư cách công dân sẽ phải chịu trách nhiệm về những quyền và nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ pháp lý của Nhà nước mà người đó mang quốc tịch (national).
Ý nghĩa và cách sử dụng citizenship
Citizenship mang đến cho một công dân trong một quốc gia những quyền lợi mà người đó được hưởng, đồng thời là những nghĩa vụ pháp lý mà người đó phải thực hiện nằm trong mối quan hệ chặt chẽ, có tính biện chứng qua lại trong mối quan hệ với pháp chế Nhà nước.
Thông thường đối với mỗi công dân, tư cách công dân sẽ được đánh dấu khi một người đủ 18 tuổi trở lên.
Citizenship và nationality có mối quan hệ như thế nào?
Định nghĩa nationality
Nationality có nghĩa là quốc tịch, là sự xác định nguồn gốc, quê quán của một công dân từ khi họ được khai sinh, cũng đồng thời là sự xác định một người là thành viên, là công dân của một đất nước.
Quốc tịch đem đến cho một công dân tư cách công dân, tuy nhiên hai khái niệm này lại không đồng nhất, mặc dù bị nhiều người hiểu là một. Vậy citizenship là gì và khác nationality như thế nào?
Mối liên hệ và sự khác biệt giữa citizenship và nationality
Citizenship và nationality là 2 khái niệm có nhiều điểm tương đồng nhau, không đồng nhất nhau và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
Theo luật pháp chung, một người khi sinh ra nhất định phải được khai sinh và có quốc tịch. Quốc tịch của một người sẽ được xác định kể từ giây phút người đó được khai sinh nhưng chưa phải là người có tư cách công dân.
Theo điều 15 của Bản Tuyên ngôn về Nhân quyền: Mọi người sinh ra đều có quyền có quốc tịch và thay đổi quốc tịch của mình. Tuy nhiên lại không xác định gì về tư cách công dân của một người khi mới sinh ra.
Điều này có nghĩa là khi mới sinh ra, đã mang quốc tịch, một người không nhất định phải chịu trách nhiệm về tư cách công dân.
Tư cách công dân hay citizenship là một khái niệm hẹp nghĩa hơn nationality (quốc tịch), được xác lập khi một người bước sang tuổi thứ 18 (tính từ thời điểm được khai sinh), khi đó, người này sẽ được công nhận là công dân của một nước với đầy đủ tư cách công dân, được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ xác định.
Trước tuổi 18 của một người, quốc tịch không nhất thiết phải đi kèm với tư cách công dân.
Citizenship tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một người được sinh ra mang quốc tịch Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam bảo vệ, nhưng chỉ được nhận tư cách công dân Việt Nam khi đủ 18 tuổi. Trước 18 tuổi, 1 người đã mang quốc tịch nhưng không phải gánh vác trách nhiệm công dân: Trẻ em Việt Nam là người mang quốc tịch (nationality) Việt Nam, nhưng không phải là công dân, chịu trách nhiệm công dân (citizenship).
Sự khác biệt giữa citizenship tại một số nước Tư bản
Tại các nước Châu Âu, do sự tồn tại đồng thời nhiều đảng phái chính trị cũng như chế độ không đồng nhất nên sự phân chia quốc tịch, tư cách công dân cũng phức tạp hơn các quốc gia 1 chế độ (như Việt Nam).
Ví dụ tại Tư bản Anh quốc có tới 6 loại quốc tịch:
- Công dân Anh tại Anh quốc
- Thần dân nước Anh
- Công dân Anh tại nước ngoài
- Công dân Anh ở các vùng lãnh thổ Hải ngoại
- Người mang quốc tịch Anh sinh sống và làm việc ở nước ngoài
- Người được Anh quốc bảo hộ
Những người Anh có quốc tịch khác nhau sẽ có tư cách công dân không giống nhau. Ví dụ, công dân Anh quốc tại Anh quốc có quyền sống và làm việc tại Anh quốc, có những quyền lợi và trách nhiệm nhất định với Pháp luật Anh, được Anh quốc bảo hộ. Còn những người Anh quốc ở nước ngoài có hộ chiếu Anh, được cách nhà Ngoại giao Anh cũng như Bộ ngoại giao Anh ở các cơ sở nước ngoài bảo hộ nhưng lại không có quyền tự động sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Anh quốc (như Công dân Anh quốc tại nước Anh).
Từ đó có thể thấy rõ, không phải tất cả những người mang quốc tịch Anh đều là công dân Anh, chịu trách nhiệm công dân.
Tại một số quốc gia khác cũng như vậy, ví dụ như vùng Mỹ – Latinh, không phải tất cả những người mang quốc tịch Mỹ đều là công dân Mỹ, các dạng quốc tịch khác nhau sẽ được hưởng những quyền lợi và chịu trách nhiệm đầy đủ không ngang bằng nhau. Bạn có thể trở thành công dân Mỹ thông qua các loại visa định cư Mỹ không cần bảo lãnh.
Ví dụ: Công dân Mỹ đủ 18 tuổi trở lên, sinh sống và làm việc tại Mỹ sẽ có quyền bỏ phiếu bầu cử Quốc hội. Còn những người sinh ra tại các vùng lãnh thổ hải ngoại của nước Mỹ có hộ chiếu Mỹ, có thể có quyền sống và làm việc tại Mỹ, nhưng sẽ bị hạn chế ở một số quyền lợi, nghĩa vụ nhất định, tiêu biểu là quyền cử tri (bỏ phiếu, bầu cử).
Mỗi một chế độ sẽ có những ưu điểm và hạn chế cho công dân của mình cũng như những người mang Quốc tịch. Song từ những phân tích trên đây có thể thấy rõ ràng quốc tịch (nationality) và tư cách công dân/quyền công dân (citizenship) không đồng nhất nhau như một số cách hiểu phổ biến hiện nay mà chỉ có mối quan hệ mật thiết nhau. Tuy nhiên phúc lợi của Mỹ, Anh vẫn luôn hấp dẫn nhiều gia đình Việt Nam có định hướng định cư Mỹ theo diện bảo lãnh, lao động có tay nghề,…
Global citizen là gì?
Định nghĩa
Global citizen (tiếng Anh) có nghĩa là công dân toàn cầu: Là một thuật ngữ dùng để chỉ những người đã có đủ tư cách công dân (đủ 18 tuổi trở lên), sinh sống và làm việc đồng thời ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Một công dân toàn cầu có thể mang 1 quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch khác nhau, được pháp luật công nhận, bảo hộ, nhận quyền lợi và chịu trách nhiệm pháp lý của pháp luật tại các quốc gia mà họ mang quốc tịch.
Mối quan hệ với giữa Global citizen và citizenship
Công dân toàn cầu (global citizen) chắc chắn là những người đã có trách nhiệm dân sự, hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định nằm trong mối quan hệ với pháp luật của 1 đất nước hoặc nhiều đất nước.
Do vậy, công dân toàn cầu là người có tư cách công dân (citizenship).
Cách thức để trở thành một công dân toàn cầu
Đặc điểm
- Đặc điểm 1
Công dân toàn cầu trước hết phải là một công dân, tức là đến một độ tuổi xác định có đầy đủ năng lực để thực hiện quyền và trách nhiệm dân sự được quy định trong luật pháp mà người đó mang quốc tịch.
Ví dụ tại Việt Nam, một người sinh ra, được khai sinh đã mang quốc tịch, có tên họ, gia đình, dòng dõi, quê quán đầy đủ, tuy nhiên chưa phải là một công dân gánh vác những trách nhiệm dân sự.
Citizenship là gì: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi mới phải gánh vác trách nhiệm này.
- Đặc điểm 2
Công dân toàn cầu thường là người có nhiều hơn 1 quốc tịch.
Đây hoàn toàn là quyền và khả năng của một công dân. Một công dân có quyền mang quốc tịch và được quyền lựa chọn nhiều hơn một quốc tịch.
- Đặc điểm 3
Công dân toàn cầu thường biết nhiều ngôn ngữ: Sử dụng được thành thạo nhiều hơn 1 ngoại ngữ trên thế giới. Chẳng hạn theo như các chương trình định cư Canada dạng du học bạn phải thành thạo tiếng Anh.
- Đặc điểm 4
Công dân toàn cầu là những người đi nhiều nơi, đến nhiều nước trên thế giới, có trải nghiệm, có tri thức rộng mở về các nền văn hóa trên thế giới, tiếp xúc trực tiếp và hòa nhập vào cuộc sống ở những nơi họ đi qua (sinh sống trong một thời gian nhất định chứ không phải là hình thức đi du lịch ngắn ngày).
- Đặc điểm 5
Về tiềm lực kinh tế: Công dân toàn cầu không nhất thiết phải là những người giàu có, nhưng thường là những người có kinh tế ổn định, tương xứng với tri thức và vị trí xã hội của công dân đó, có những ảnh hưởng nhất định trong nền văn hóa, kinh tế, xã hội, có những đóng góp cho khoa học, xã hội, nhân văn, cộng đồng nhiều quốc gia.
Có những công dân toàn cầu còn có khả năng giao lưu, hòa giải, thiết lập quan hệ cộng đồng và gắn kết hữu nghị mối quan hệ hữu hảo giữa người với người, giữa tầng lớp này với tầng lớp khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác.
Một công dân toàn cầu không nhất thiết phải có đầy đủ những đặc điểm trên nhưng phải đảm bảo ở một mức tương đối.
Một số tiêu chí nổi bật của một công dân toàn cầu
- Là một công dân đã có đủ năng lực để gánh vác quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự
- Nên có hơn 1 quốc tịch
- Có khả năng ngôn ngữ tốt: Sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ, thành thạo tiếng Anh (ít nhất là 2 ngoại ngữ trở lên)
- Có khả năng hoạt ngôn, tranh luận, hùng biện tốt
- Có tư duy nhạy bén, sáng tạo
- Sử dụng tốt công nghệ
- Có khả năng chủ động trong công việc và cuộc sống, tự tin giao tiếp và mở rộng ngoại giao trong cuộc sống
- Có lối sống hòa đồng, gắn kết cộng đồng, ý thức sống tốt đẹp
- Có tri thức và có đạo đức tốt
- Đi nhiều nơi, sống và học tập ở nhiều nơi, từ đó có những kinh nghiệm, tri thức thực tế ở các quốc gia khác nhau.
Cách thức để trở thành công dân toàn cầu
Để trở thành công dân toàn cầu, bạn luôn luôn phải học tập, trau dồi tri thức và kinh nghiệm sống cho mình, nhất là tri thức ngoại ngữ.
Ngoại ngữ là một tiêu chí bắt buộc phải có của một công dân toàn cầu, đây là cách thức cũng như phương thức tối thiểu để bạn có thể giao tiếp với một hay nhiều người khác ở các quốc gia khác.
Thông qua sự giao tiếp trực tiếp từ ngôn ngữ, sự trải nghiệm thực tế, bạn cũng sẽ lĩnh hội được những kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý,… của các nước khác nhau, kết nối nhau, và gọi là toàn cầu.
Con đường rõ ràng nhất, ngắn nhất để trở thành công dân toàn cầu đối với giới trẻ hiện nay được nhận định là con đường du học (có thể du học tự túc hoặc nhận học bổng toàn phần/ bán toàn phần du học tùy vào năng lực tài chính và tri thức của bản thân).
Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức (khó khăn) đối với một công dân.
Không phải tất cả những người đi du học đều có thể trở thành công dân toàn cầu, nhưng nó là con đường ngắn, là bước đệm để bạn có thể đi đến con đường trở thành công dân toàn cầu.
Ý nghĩa của việc trở thành một công dân toàn cầu trong xã hội hiện nay
Các quốc gia trên thế giới đang trên đà phát triển mạnh, phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, do đó, việc một người có thể trở thành công dân toàn cầu có những ý nghĩa quan trọng nhất định đối với cá nhân 1 người, rộng ra là mối quan hệ gia đình, đất nước, liên quốc gia và xã hội nói chung.
- Đối với cá nhân là công dân toàn cầu: Một công dân toàn cầu sẽ được nhận những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng sống cao hơn những công dân khác, họ thường sẽ có tiềm lực kinh tế tương xứng với địa vị xã hội và được xã hội công nhận. Là những người có sức ảnh hưởng đối với người khác, nhất là với giới trẻ đang phấn đấu để trở thành công dân toàn cầu.
- Đối với xã hội: Là sự gắn kết cộng đồng, tạo ra những giá trị xã hội riêng và giá trị chung, giúp xã hội từng bước phát triển.
Vì vậy, thay vì trả lời cho câu hỏi nên hay không nên trở thành một công dân toàn cầu, bạn hãy nghĩ đến làm sao để trở thành một công dân toàn cầu.
Hy vọng bài viết ANA Immigration đã phần nào giúp các bạn hiểu được citizenship là gì, global citizen cũng như những mối liên hệ quan trọng xung quanh, giúp các bạn trẻ có những hiểu biết và mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống. Chúc các bạn thành công.