Các Diện Bảo Lãnh Đi Mỹ Và Những Lưu Ý Bạn Nên Biết
Có các diện bảo lãnh đi Mỹ nào? Ai không thuộc diện được bảo lãnh đi Mỹ? Có lẽ đây là những thắc mắc của hầu hết những người đang có ý định bảo lãnh người thân qua Mỹ. Bài viết dưới đây của ANA Immigration sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên nhé!
Chi tiết về các diện bảo lãnh đi Mỹ
Hiện nay, có các diện bảo lãnh đi Mỹ chính mà người Việt Nam quan tâm đó là: bảo lãnh theo diện vợ chồng, bảo lãnh đi Mỹ diện hôn phu, bảo lãnh theo diện gia đình và bảo lãnh đi Mỹ cho người đồng tính. Chi tiết về các diện bảo lãnh đi Mỹ này ở bài dưới đây:

Các diện bảo lãnh đi Mỹ
Bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng
Bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng là một trong các diện bảo lãnh đi Mỹ phổ biến nhất. Theo thống kê của cục lãnh sự thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2019 có 45.399 hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng. Và trong đó có 35.811 visa kết hôn Mỹ được cấp.

Bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng
Visa cấp cho vợ chồng theo các diện bảo lãnh đi Mỹ sẽ có hai loại: visa CR1 và visa IR1. Ở cả hai loại này đều được cấp cho vợ chồng là người nước ngoài của công dân Mỹ hoặc là thường trú nhân Mỹ trên 18 tuổi. Những người này có mong muốn đến Mỹ để sống với công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ.
- Visa CR1 (CR là viết tắt của từ Conditional Resident có nghĩa là cư trú có điều kiện). Visa này sẽ áp dụng với các cặp vợ chồng kết hôn ít nhất 2 năm. Người được bảo lãnh sẽ có thẻ xanh có điều kiện với thời hạn là 2 năm. Sau đó, nếu còn muốn ở thêm lâu hơn thì họ phải gỡ bỏ điều kiện để lấy thẻ xanh 10 năm.
- Visa IR1 (IR là viết tắt của từ Immediate Relative, nghĩa là thân nhân trực hệ). Visa này sẽ áp dụng cho các cặp vợ chồng kết hôn trên 2 năm. Người được bảo lãnh theo diện này sẽ có thẻ xanh 10 năm. Theo đó, người này cũng không cần thực hiện gỡ bỏ điều kiện thẻ xanh.
Bảo lãnh theo diện hôn phu/hôn thê
Bảo lãnh đi Mỹ diện hôn phu/ hôn thê theo diện K1 với điều kiện bắt buộc người bảo lãnh phải là công dân nước Mỹ và khi cả hai đều có tình trạng hợp pháp để kết hôn.

Bảo lãnh diện hôn phu/hôn thê – Các diện bảo lãnh đi Mỹ
Người bảo lãnh và hôn phu/hôn thê phải gặp gỡ nhau trực tiếp trong 2 năm vừa qua. Đương đơn phải kết hôn với người bảo lãnh trong 90 ngày kể từ ngày hôn phu/hôn thê đến Mỹ khi đã sở hữu thị thực hôn phu/hôn thê.
Sau khi kết hôn với người bảo lãnh thì hôn phu/hôn thê sẽ lưu trú lâu dài ở Mỹ trên giấy tờ. Và thời gian chờ hồ sơ được duyệt khoảng 7 – 10 tháng.
Bảo lãnh theo diện đoàn tụ gia đình
Công dân nước ngoài bảo lãnh theo diện đoàn tụ gia đình cần phải là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ. Bảo lãnh đi Mỹ theo diện này được chia làm hai loại: bảo lãnh diện thân nhân trực hệ và bảo lãnh diện ưu tiên gia đình.
Đoàn tụ theo diện thân nhân trực hệ
Bảo lãnh đoàn tụ gia đình diện thân nhân trực hệ được thực hiện bởi công dân Mỹ. Theo đó, Visa của diện này sẽ cấp cho những người thân ruột thịt của công nhân có quốc tịch Mỹ. Những người thân ruột thịt này gồm có: vợ chồng, cha mẹ, con cái dưới 21 tuổi chưa kết hôn.
Số lượng visa được cấp theo diện này không bị hạn chế mỗi năm và đây sẽ là lợi thế rất lớn. Khi đó, những người thân trực hệ có thể nộp đơn xin phỏng vấn lấy visa đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình ngay lập tức sau khi hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận.
Đoàn tụ tại Mỹ theo diện ưu tiên gia đình
Bảo lãnh đi Mỹ theo diện ưu tiên gia đình dành riêng cho công dân Mỹ và thường trú nhân Mỹ. Visa của diện này sẽ được cấp cho những người thân có mối quan hệ xa hơn. Tuy nhiên, số lượng visa được cấp theo diện này sẽ bị giới hạn mỗi năm. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ phân bổ 226.000 visa theo diện ưu tiên gia đình cho các nước mỗi năm.

Bảo lãnh đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình
Diện ưu tiên gia đình mở rộng đối tượng thân nhân có thể đi Mỹ định cư với gia đình mình. Ví dụ, người bảo lãnh có thể bảo lãnh anh chị em hoặc ba mẹ có thể bảo lãnh con cái đã có gia đình. Cụ thể,
Diện visa đoàn tụ gia đình sẽ có 4 loại:
- Visa F1: Đây là visa cho phép công dân Mỹ bảo lãnh con chưa kết hôn từ 21 tuổi trở lên sang Mỹ định cư
- Visa F2A, F2B: Visa này cấp cho vợ chồng và con cái chưa kết hôn dưới 21 tuổi của thường trú nhân Mỹ
- Visa F3: Visa này cho phép công dân bảo lãnh con cái đã kết hôn của mình.
- Visa F4: Visa này sẽ cho phép công dân Mỹ bảo lãnh anh chị em của mình.
Do visa diện ưu tiên gia đình phân bổ cho các nước là giới hạn. Nên, thời gian để có Visa còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: quốc tịch của Người được bảo lãnh. Số lượng hồ sơ nộp vào và tiến độ xử lý hồ sơ. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào lịch phỏng vấn theo quy định.
Bảo lãnh đi Mỹ cho người đồng tính (LGBT)
Đây là cụ thể hóa của diện bảo lãnh đi Mỹ theo diện hôn phu/hôn thê.
Luật pháp Việt Nam vẫn chưa cho phép người đồng tính kết hôn. Tuy nhiên, ở Mỹ tại một số bang khác thì có thể. Cũng chính vì thế, những người đồng tính có thể bảo lãnh cho nhau theo diện hôn phu/ hôn thê – Visa K1 chính là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Bảo lãnh đi Mỹ cho người đồng tính
Thông tin về nhân nhân ở hai bên cần phải rõ ràng. Đương đơn và người bảo lãnh cần phải nắm rõ được những thông tin cá nhân, tài chính của nhau càng nhiều càng tốt.
Bên cạnh đó, sự ủng hộ của gia đình cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình chuẩn bị làm hồ sơ. Bởi vì rất có thể Lãnh sự quán sẽ cử người đến nhà đương đơn và bảo lãnh điều tra. Do đó, cả hai bên cần phải chuẩn bị tâm lý vững vàng để vượt qua.
Ai không được bảo lãnh sang Mỹ?
Công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ sẽ không bảo lãnh được thân nhân trong các trường hợp sau:
- Cha mẹ nuôi hoặc con nuôi. Nếu việc nuôi con tiến hành sau khi trẻ đủ 16 tuổi hoặc trẻ không có người giám hộ hợp pháp hoặc không sống chung với ba mẹ tối thiểu 2 năm trước khi làm hồ sơ bảo lãnh.
- Cha mẹ ruột, nếu như người bên Mỹ có thẻ xanh hoặc quốc tịch nhờ được nhận nuôi thì không thể bảo lãnh cha mẹ ruột
- Cha dượng, mẹ kế hoặc con riêng nếu việc kết hôn thực hiện khi trẻ đủ 18 tuổi.
- Vợ chồng, nếu bạn và vợ hoặc chồng không có mặt tại thời điểm diễn ra lễ cưới, trừ khi lễ cưới là hấp hôn.
- Vợ hoặc chồng nếu có thẻ xanh là nhờ vào cuộc hôn nhân trước với công nhân Mỹ hoặc có thẻ xanh Mỹ trừ trường hợp: hiện tại đã nhập quốc tịch Mỹ, đã trở thành thường trú nhân ít nhất 5 năm, chứng minh được cuộc hôn nhân trước không vì mục đích định cư hoặc cuộc hôn nhân trước mà vợ hay chồng chết.
- Bạn cần viết tường trình chứng minh rõ ràng, thuyết phục cuộc hôn nhân này là chân thật không vì mục đích định cư.
- Vợ hoặc chồng nếu bạn kết hôn với người này trong khi họ là đối tượng đang được xem xét để bị loại trừ, trục xuất hoặc xóa bỏ tình trạng được thừa nhập hoặc ở lại Mỹ hợp pháp hoặc đang chờ sự phán quyết của tòa án. Trừ khi bạn chứng minh được đây là hôn nhân chân thật theo điều 245(e)(3) Luật Di trú Mỹ.
- Bất cứ ai nếu USCIS xác định họ có mục đích định cư.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn biết được các diện bảo lãnh đi Mỹ, những ai không được bảo lãnh sang Mỹ. Hy vọng rằng với những thông tin trên của ANA Immigration sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc làm hồ sơ bảo lãnh định cư.